Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

Chăm sóc sen đá - hoa đá đúng cách


1. Ánh sáng: Hầu như tất cả sen đá đều cần ánh sáng để phát triển, có thể để nắng trực tiếp, tốt nhất là che dưới giàn che 30%.

Trường hợp đặt trong văn phòng hoặc nơi ít nắng, thì 2 ngày nên mang ra phơi nắng 1 lần (tầm 4-5 tiếng đồng hồ).

Đặt trong mát lâu ngày sẽ có hiện tượng lá mềm ra, thưa và mỏng, nên chú ý cung cấp ánh sáng đầy đủ cho cây.

2. Nước tưới: nước máy thông thường. Tùy vào thời tiết, môi trường và đất trồng khác nhau mà ta tưới nước cho thích hợp, việc này đòi hỏi một ít kinh nghiệm. Nhưng có thể tóm gọn như sau:

-Đặt nơi ngoài ánh sáng trực tiếp hoặc che lưới: 2 ngày tưới nước 1 lần.

-Đặt trong văn phòng: 2-3 ngày tưới 1 lần.

Lượng nước tưới nhiều hay ít tùy thuộc vào loại chất trồng, ví dụ các loại đất tro trấu pha cát thoát nước nhanh thì thậm chí 1 ngày tưới 2 lần vẫn được. Các loại đất thịt như đất đỏ, đất mùn giữ nước tốt, có thể 3, 4 ngày tưới 1 lần. (Nước tưới là phần khó điều khiển nhất đối với người trồng sen đá).

Cầm chậu lên, tưới nước vào đến khi nào nặng hơn 1/2 so với ban đầu là đủ.

3. Nhiệt độ: Sen đá là loại ưa mát, tuy nhiên có thể phát triển tốt ở khoảng nhiệt độ từ 15-35o C.

4. Độ ẩm: độ ẩm trong khoảng 30-70% sen đá đều phát triển tốt.

5. Phân bón: các loại phân hữu cơ như phân bò, phân dê là thích hợp nhất.


6. Bệnh hại: sen đá tương đối ít sâu bệnh. Các bệnh thường gặp là rệp sáp, đốm lá… (có

thể ra các cửa hiệu thuốc BVTV mua thuốc về xịt). Thối nhũng do úng nước hoặc nhiễm trùng vết thương.

Sen đá không khó trồng như chúng ta tưởng, nên nhớ rằng đây là loài cây mọng nước có sức sống mạnh, việc chăm sóc không đòi hỏi phải cầu kỳ.

“Ánh sáng và nhiệt độ quyết định vẻ đẹp màu sắc của cây.Lượng nước quyết định sức khỏe và sự sống còn của cây.”

+ Phòng bệnh cho cây

Cây cảnh bày trí trong nhà không được dùng thuốc trừ sâu, có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu. Đối với cây mắc bệnh phấn trắng thì có thể dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.


+ Biện pháp hồi phục khi cây bị khô héo

Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.

Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.

Đợi đến khi cây có sức sống trở lại thì thay đổi đất trồng, tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân bắc trước khi trồng cây.
Facebook: Sen Đá Đà Nẵng
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét